Phó từ trong câu

PHÓ TỪ trong câu

PHÓ TỪ là loại từ đứng trước động từ và hình dung từ để bổ nghĩa hoặc hạn chế về các mặt thời gian, trình độ, phạm vi, ngữ khí…

Ký hiệu: [phó từ] động từ

Mỗi biểu thị sẽ có một số từ tương ứng. Thí dụ biểu thị tăng thêm, chúng ta sẽ thấy:

尤 vưu: càng, 彌 di: càng thêm, 益 ích: càng, thêm, tăng thêm, 滋 tư: càng, thêm

Hoặc biểu thị cấp độ: 最 tối: cùng tột, 至 chí: rất, rất mực, hết sức, vô cùng…, 极 cấp: cùng tột, 甚 thậm: rất, lắm, hết sức, 殊 thù: rất, lắm, 絕 tuyệt: rất, hết sức, vô cùng, 孔 khổng: rất, lắm, 良 lương: rất, lắm, 太 thái: rất, lắm, 頗 phả: rất

Biểu thị khẳng định, phủ định, nghi vấn… chúng ta xem thêm trong phần Phó Từ nơi  đây  để có khái niệm, khi gặp phó từ dễ nhận ra

Đặc điểm và cách dùng:

①- Vì phó từ là hư từ nên không thể dùng độc lập, có thể có trong vài trường hợp nào đó mà thôi, khi cần trả lời vắn tắt.

②- Có thể có hai phó từ liền nhau, phó từ trước tu sức cho phó từ đứng sau.

[不](1)[肯](2)學無爲 bất khẳng học vô vi = Chẳng chịu học Vô vi

③- Phó từ đứng trước động từ, hình dung từ, làm trạng ngữ.

已聞 dĩ văn ( 已 phó từ, 聞 động từ)

甚貴甚賤 thậm quý thậm tiện (甚 phó từ – 貴, 賤 hình dung từ)

④- Đứng sau hình dung từ, động từ làm bổ ngữ

策曰: 致道者忘心矣. 吾樂甚哉 sách viết : chí đạo giả vong tâm hỹ. ngô lạc thậm tai. sách viết : chí đạo giả vong tâm hỹ. ngô lạc thậm tai = Sách nói: Người đạt đạo quên tâm, ta thật vui thay [Thích Huyền Sách, Cao Tăng Truyện]

*

Khó nhận ra nhất là tự loại khác chuyển loại thành phó từ

匈奴之性[獸]聚而[鳥]散 hung nô chi tính thú tụ nhi điểu tán = Tính quân Hung Nô tụ tập lại như thú, tan đi như chim [Sử ký]

Xem câu trên sẽ thấy, thú và điểu là danh từ, tụ và tán là động từ. Ở đây không phải nói thú tụ tập, chim bay mà ý nói người Hung nô “tụ tập như thú” khi tản mác ra thì như chim bay.

Sở dĩ khó nhận ra, vì chúng ta quen danh từ đứng trước động từ, danh từ thường là chủ ngữ!

吾於此人, 則[師]之 ngô ư thử nhân, tắc sư sự chi = Tôi đối với người ấy thờ phụng như bậc thầy.

(師事 là phụng sự như đối với bậc thầy. Cách sử dụng này thấy rất thường trong ngữ lục, xin lưu ý)

四眾雲臻 tứ chúng vân trăn = Bốn chúng tụ tập đến nhiều [Trường Thọ Pháp Tề, NĐHN]

(“đến như mây”, danh từ 雲 làm phó từ cho động từ 臻)

問: 祖師西來, 三藏東去, 當明何事? vấn: tổ sư tây lai, tam tạng đông khứ, đương minh hà sự? = Hỏi: Tổ sư từ Tây đến, Tam Tạng rời Đông để làm rõ việc gì? [Tam Giao Trí Tung, NĐHN]

(西來đến từ Tây danh từ phương vị 西làm phó từ, 東去đi từ Đông danh từ phương vị 東làm phó từ. Sẽ thấy rằng phương hướng không đến đi mà chúng ta đi!)

*

春生夏長秋斂冬藏 xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàng = Sanh trong mùa xuân, lớn trong mùa hạ, thu hoạch trong mùa thu, ẩn giấu trong mùa đông [Luận Ngữ]

Chúng ta sẽ thấy ý, không phải xuân làm chủ ngữ, là mùa xuân sanh. Mùa xuân không sanh mà vạn vật sanh trưởng trong mùa xuân. Nên “xuân” làm phó từ cho động từ “sanh”.

Qua những thí dụ dẫn trên, chúng ta sẽ nhận ra khi nào danh từ làm chủ ngữ và khi nào danh từ làm phó từ, dù rằng vị trí đều đứng trước động từ.

Ứng dụng:

Xem định ngữ và phó từ trong những câu sau.

1- 魏晉間東遊此土,入蜀禮普賢

2- 次遊五臺,徙居祝融峰之華嚴,黃梅之雙峰,廬山之東

Giải đáp

1- (魏 晉)  [東]  此 土,入 蜀 禮 普 賢

gian từ trung tâm, ngụy tấn làm định ngữ, (魏 晉) 間 = trong khoảng đời ngụy tấn

Du động từ, đông làm phó từ, [東]   = đi dạo phía đông

2- 次遊五臺,徙居 ((祝融))華嚴,(黃梅)之雙峰,(廬山)之東林

徙居 = dời đến, di chuyển đến

Câu trên sẽ thấy nhờ định ngữ câu rõ nghĩa,

((祝融))華嚴 chùa Hoa Nghiêm ở ngọn Chúc Dung

(黃梅)之雙峰 núi Song Phong ở huyện Hoàng Mai

(廬山)之東林 chùa Đông Lâm ở Lô Sơn

Xem thêm về định ngữ có chữ chi , chúng ta sẽ thấy 3 thí dụ trên, sau định ngữ có trợ từ kết cấu chi 之 

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA ĐỊNH NGỮ
– Định ngữ phải đặt trước trung tâm ngữ
– Định ngữ có thể do các loại thực từ hoặc từ tổ đảm nhiệm.
Sau định ngữ thường mang trợ từ kết cấu 的 hoặc 之.