Vài lưu ý về Đại từ ngôi thứ ba

DaiTu-cover

Vài lưu ý về Đại từ ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất chỉ người nói ngôi thứ hai chỉ người đối diện. Ngôi thứ ba nói về một người khác, dịch là nó, ông ta, ông ấy…

Xin xem bài Đại từ tại đây

Trong phạm vi bài này nói về những điểm lưu ý trong ngôi thứ ba.

Có hai loại đại từ ngôi thứ ba: Đại từ nhân xưng, Đại từ chỉ thị

*Đại từ nhân xưng

知他是凡是聖?tri tha thị phàm thị thánh? = Biết ông ta là phàm hay là thánh? [Trấn Châu Phổ Hoá, NĐHN]

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, chúng ta có thể dịch là kia, nếu trong câu chưa rõ nhân vật thứ ba đang nói đến là ai.

*Đại từ chỉ thị (指示代詞)

Đại từ chỉ thị dùng để tách biệt người này với người kia, hoặc sự vật này với sự vật kia. Đại từ chỉ thị cũng là Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.

Khi làm đại từ chỉ thị, có hai loại.

Chỉ gần: 玆 tư, 斯 tư: người ấy, cái ấy, nơi ấy, 此 thử: này, cái này, bên này, người này, việc này, đó, như thế, thế này, vậy, nay, 是 thị: này, cái này, 爾 nhĩ: ấy

Chỉ xa: 彼 bỉ: Kia, nọ, đó, đấy, cái kia, bên kia, 夫 phù: kia, 其 kỳ: đó, ấy, cái đó, cái ấy, việc đó

Đại từ chỉ thị chủ yếu thay người, sự vật, nơi chốn. Thường làm chủ ngữ, tân ngữ, định ngữ.

*Điều lưu ý:

  • Chữ 是, trong cảm nhận quen 是 là động từ! (Đồng động từ 是không biểu thị động tác cụ thể, nhưng trong câu nó có vị trí và vai trò ngữ pháp như một động từ và biểu thị tính chất hoạt động của sự vật.
    師曰: 那箇是汝心?士無對 sư viết: na cá thị nhữ tâm? sĩ vô đối = Sư nói: Cái gì là tâm ông? Cư sĩ không đáp được [Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, NĐHN])
  • Chữ 他, thấy chữ 他 lại nghĩ ngay là người thứ ba (đại từ nhân xưng)! Nhưng trong ngữ lục thường là đại từ chỉ thị.


đứng trước danh từ, gọi là đại từ làm định ngữ, dịch là khác, kia.

他 時 聞 風 吹 殿 鈴 聲 tha thời văn phong suy điện linh thính
             Chữ  này là đại từ chỉ thị, làm định ngữ cho danh từ 時
他 時: lúc khác, khi khác

豐問曰:「未審甚麼人搆得他語脈?」安曰:「不知者,時號為破灶墮。Phong vấn viết:  vị thẩm  thậm ma nhân cấu đắc  tha ngữ mạch? An viết: bất tri giả, thời hiệu vi phá táo đọa.
Chữ này cũng đứng trước danh từ, nhưng xem mạch văn thì hiểu câu hỏi: Chưa biết người nào hiểu lời ông ta.

* 汝可日易形而來,吾當攝受 {chí triệt} nhữ khả tha nhật dị hình nhi lai, ngô đương nhiếp thọ.

Chữ này là đại từ chỉ thị, làm định ngữ cho danh từ 日. 他日= ngày khác.

汝若問無情說法,解無情,方得聞我說法 Nhữ nhược vấn vô tình thuyết pháp, giải tha vô tình, phương đắc văn ngã thuyết pháp {quốc sư huệ trung} 

Chữ này là đại từ chỉ thị, làm định ngữ cho ngữ danh từ 無情Ông nếu muốn nghe vô tình thuyết pháp, hiểu vô tình kia, mới được nghe ta nói pháp.


đứng trước danh từ, gọi là đại từ làm định ngữ, dịch là kháckia.

師由是領悟,禮辭而去 sư do thị lãnh ngộ, lễ tổ nhi khứ {Quang Bảo} Sư do đây lãnh ngộ, lễ từ biệt mà đi.

Trường hợp này xem như tân ngữ được đưa lên trước động từ.

Trong ngữ pháp Hán cổ có những từ đưa tân ngữ lên trước động từ. (Sẽ xem trong những bài có liên quan đến tân ngữ được đưa lên trước động từ).

Chữ 是 có thể coi như cụm từ 由是 có ý 從這里,從此, khi vai trò ngữ pháp là liên từ, thì thường đứng đầu câu, để nối ý mạch câu trên.

Xem thí dụ sau:

時連帥路嗣恭聆風景慕,親受宗旨。由是四方學者,雲集座下。{Giang Tây Mã Tổ} Thời liên soái lộ từ cung linh phong cảnh mộ, thân thâu tông chỉ. Do thị tứ phương học giả, vân tập tọa hạ.

由是 là liên từ nối mạch câu trên, dịch là do đây, do việc này. Cũng có thể hiểu việc này là việc liên soái thọ tông chỉ mà học giả quy tụ về (chữ vẫn là chỉ thị đại từ).


Riêng về đại từ chỉ thị , mời xem bài tiếp.


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *